Xem trực tuyến
Cây xung quanh em
- Xem: 2715
- Tải về: 0
- Thảo luận: 0
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 15: CÂY XUNG QUANH EM (tiết 2)
I.MỤC TIÊU
Sau tiết học, các con cần đạt những yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết và nêu được các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá, hoa và quả.
- Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để ghi chú tên các bộ phận bên ngoài của một số cây.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực chung: Tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác, giải quyết vấn đề và sang tạo.
- Phát triển năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm biết bảo vệ cây xanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV; Hình SGK phóng to (nếu ), chậu hoặc khay nhựa nhỏ đựng đất, hạt đậu xanh, đậu đen, Phiếu quan sát cây.
- Tuỳ từng điều kiện, GV cho HS chuẩn bị một số cây để mang đến lớp hoặc cho HS ra vườn trường khu vực xung quanh để quan sát
- HS:
+ Hình về các loại cây (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau) và một số cây thật (cây có quả, có hoa, có rễ, cây có đặc điểm cấu tạo khác biệt: su hào, cà rốt,...),
+ Các cây mà HS đã gieo (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….
BÀI 15: CÂY XUNG QUANH EM (tiết 2)
I.MỤC TIÊU
Sau tiết học, các con cần đạt những yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết và nêu được các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá, hoa và quả.
- Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để ghi chú tên các bộ phận bên ngoài của một số cây.
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực chung: Tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác, giải quyết vấn đề và sang tạo.
- Phát triển năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm biết bảo vệ cây xanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV; Hình SGK phóng to (nếu ), chậu hoặc khay nhựa nhỏ đựng đất, hạt đậu xanh, đậu đen, Phiếu quan sát cây.
- Tuỳ từng điều kiện, GV cho HS chuẩn bị một số cây để mang đến lớp hoặc cho HS ra vườn trường khu vực xung quanh để quan sát
- HS:
+ Hình về các loại cây (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau) và một số cây thật (cây có quả, có hoa, có rễ, cây có đặc điểm cấu tạo khác biệt: su hào, cà rốt,...),
+ Các cây mà HS đã gieo (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1.Mở đầu: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đây là cây gì?" bằng cách cho HS đoán têncậy dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng. 2.Hoạt động khám phá GV phát lại cho HS các chậu hoặc khay nhựa trồng cây đỗ mà tiết trước HS đã thực hành gieo hạt (nếu cây đã đủ lớn) hoặc cây thật mà GV và HS đã chuẩn bị và yêu cầu HS quan sát và thảo luận theo nhóm: - Cây có mấy bộ phận? Đó là những bộ nào? - Hãy chỉ và nêu rõ tên từng bộ phận trên cây Yêu cầu cần đạt: HS chỉ và nêu được tên (trên cây thật) các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá và hoa, quả (nếu có). 3. Hoạt động thực hành GV cho HS quan sát mô hình hình một cây (hoặc cây thật) với đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả và đặt câu hỏi: Cây có mấy bộ phận, chỉ và nói tên các bộ phận đó, Yêu cầu cần đạt: HS nêu được cây thường có các bộ phận là rể, thân, lá, hoa, quả và chỉ được các bộ phận đó. 4.Hoạt động vận dụng Hoạt động 1 GV cho HS quan sát hình các cây với các bộ phận có hình dạng đặc biệt trong SGK, cũng như quan sát thêm những hình mà GV và HS sưu tầm được yêu cầu thảo luận, chỉvà nói tên các bộ phận bên ngoài của những cây đó. Yêu cầu cần đạt: HS biết được: Mặc dù tất cả các cây đều có rễ, thân, lá, nhiều cây có hoa và quả nhưng hình dạng, kích thước,... của các bộ phận này không giống nhau. Ở một số cây, bộ phận thân có hình dạng đặc biệt: su hào, khoai tây (thân phình to thành củ); thanh long (lá biến thành gai, bộ phận mang quả chính là thân cành); cây khoai lang, sắn, củ cải, cà rốt (rẽ phình to thành củ),... Hoạt động 2 -GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: về một cây mà em thích, tô mầu và ghi tên các bộ phận bên ngoài của cây. -Sau khi hoàn thành giới thiệu trước lớp. Yêu cầu cần đạt: HS vẽ, chủ thích các bộ phận bên ngoài và mô tả được loại cây mà mình thích. 5. Đánh giá HS nêu và chỉ rõ được các bộ phận bên ngoài của cây, yêu thích và biết chăm sóc cây. 6. Hướng dẫn về nhà Yêu cầu HS sưu tầm hình về các nhóm cây: cây cho bóng mát, cây ăn quả, cây rau và cây hoa. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau |
- HS chơi trò chơi - HS quan sát và thảo luận theo nhóm -Đại diện nhóm trình bày -HS thực hành -HS quan sát và trả lời -HS quan sát hình các cây với các bộ phận có hình dạng đặc biệt trong SGK -HS thảo luận, chỉ và nói tên cácbộ phận bên ngoài của những cây đó -HS thực hiện tô màu -HS giới thiệu trước lớp -HS nêu và chỉ rõ được các bộ phận bên ngoài của cây, yêu thích và biết chăm sóc cây. - HS lắng nghe -HS nêu -HS lắng nghe |
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………….
Thông tin bài học
Môn TNXH lớp 1 - bài Cây xung quanh em
- Thuộc chủ đề:
- Bài giảng E-learning
- Lớp:
- Lớp 1
- Môn học:
- Tự nhiên - Xã hội
- Số bài giảng:
- 1
- Xem:
- 2.715
- Tải về:
- 0
- Thảo luận:
- 0
Tải về:
Từ files-thdongmai2.pgdhadong.edu.vn:
Thông tin tác giả
- Họ và tên:
- Phạm Thị Quyên (phamthiquyenxd@gmail.com)
- Đơn vị công tác:
- Tiểu học Đồng Mai II
- Địa chỉ:
- Đồng Mai - Hà Đông - Hà Nội
- Di động:
- 0982695285
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập thành viên để có thể bình luận bài viết này